Một số kiến thức cơ bản về mâm đĩa than

Một số kiến thức cơ bản về mâm đĩa than

Mâm đĩa than, Máy hát đĩa than, Gramophone, Vinyl Turntable, xin được gọi chung là mâm đĩa than, đã và luôn là một thú chơi thi vị đối với những người yêu âm nhạc, nhất là đối với những “dân chơi” Analog. Âm thanh mộc mạc và chân thực của thiết bị “đơn sơ” này khó có thiết bị kỹ thuật số nào sánh được. Dù chúng ta vẫn luôn nghe rằng: “Nghề chơi cũng lắm công phu”, nhưng để thưởng thức những bản nhạc hay bằng mâm đĩa than mang lại có thật sự “lắm công phu” hay không? District M xin được gửi đến các bạn một số kiến thức lượm lặt của mình:

MÂM ĐĨA THAN là gì?

Mâm đĩa than (mâm đĩa nhựa, turntable) là một loại đầu phát được thiết kế chuyên dụng cho nguồn nhạc analog từ đĩa than (đĩa vinyl, đĩa nhựa, đĩa LP), có nhiệm vụ đọc dữ liệu âm thanh được lưu trữ trên các rãnh ghi của đĩa, chuyển đổi nó thành tín hiệu điện, trước khi gửi tới phono & khuếch đại. Mâm đĩa gồm có platter (thớt đĩa chính) được nối với một cây trụ (shaft) nằm trong một ổ xoay, trụ và platter xoay trên một bạc đạn (bearing) nằm dưới đáy trụ và tiếp xúc với ổ, hai thành phần này sẽ xoay nhờ vào motor hoặc dây cu-roa (belt), và phần vỏ máy (plinth). Đây là 3 thành phần chính của một chiếc mâm đĩa than.

Platter thường làm bằng nhôm, đồng, thủy tinh hoặc nhựa cứng nguyên khối để không bị cộng hưởng và có trọng lượng nặng từ 3-5kg để đảm bảo độ ổn định, chống rung. Turntable cần phải cân bằng để platter và shaft không bị mất cân bằng trọng lực, nghiêng qua một bên, về lâu dài dễ làm hỏng dây belt và làm mòn bearing. Motor sử dụng lâu ngày cũng cần phải được tra dầu mỡ để bảo dưỡng không bị khô, bị rít. Một số mâm đĩa tốt thường sẽ có chân chống rung điều chỉnh chiều cao. Và ngoài ra có một số mâm đĩa tiên tiến còn có hệ thống treo chống rung độc lập dành riêng cho thớt đĩa và tay cần.

Chiếc mâm “nặng ký” của nhà thiết kế người Anh Ron Arad

Do cấu trúc phức tạp của mâm đĩa than, chúng được thiết kế đa dạng với nhiều loại khác nhau, phù hợp cho từng phân khúc, nhu cầu và đối tượng người dùng khác nhau, trong đó, có một số nhóm sản phẩm chính mà người dùng cần lưu tâm để có được những lựa chọn phù hợp:

2. LOẠI MÂM ĐĨA

– Mâm đĩa “plug & play”: Đây là loại mâm đĩa được thiết kế theo kiểu “cắm và chơi ngay” khi có cấu trúc cực kì đơn giản, gọn nhẹ, được trang bị sẵn tất cả các thành phần cần thiết như kim, cần, phono, và được cân chỉnh sẵn từ nhà máy, người dùng chỉ cần mua về, kết nối với hệ thống và phát nhạc được ngay, không cần có thêm bất kì bước cân chỉnh phức tạp nào. Các mâm đĩa loại này thường có mức giá rẻ, phù hợp cho phân khúc nhập môn, những người mới chơi, bắt đầu làm quen với mâm đĩa than.

Audio Technica AT-LP60XBT – dành cho người bắt đầu tìm hiểu

– Mâm đĩa phổ thông: Đây là nhóm mâm đĩa được thiết kế với đầy đủ những tính năng cơ bản của một hệ thống turntable tiêu chuẩn, cho phép người dùng can thiệp vào hầu hết các thành phần của hệ thống như việc thay đổi, nâng cấp kim, cần, phono, tiến hành các cân chỉnh để tìm ra âm thanh ưng ý nhất. Tuy nhiên, kết cấu của các mâm đĩa này thường vẫn không quá phức tạp, giá bán tương đối phải chăng, phù hợp với đông đảo đối tượng người dùng.

Pro-Ject T1 Phono SB

– Mâm đĩa hi-end: Đây là nhóm sản phẩm nổi tiếng nhất, nó chính là nguyên nhân khiến cho mâm đĩa than “mang tiếng” là đắt đỏ, là thú chơi xa xỉ chỉ dành cho người giàu. Các hệ thống mâm đĩa hi-end thường có giá từ vài nghìn, cho tới hàng chục nghìn, thậm chí là hàng trăm nghìn USD. Tuy nhiên, tiền chưa phải là tất cả, cách hệ thống mâm đĩa cao cấp này thường có cấu trúc rất phức tạp, đòi hỏi người chơi phải có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu để lựa chọn kim, cần, phono & các phụ kiện phù hợp, cũng như có thể cân chỉnh hệ thống mâm đĩa của mình đạt đến tối ưu nhằm khai thác được tối đa giá trị của những sản phẩm đắt đỏ này.

J.C. Verdier La Platine Magnum – Nhìn hay nghe đều muốn “té xỉu”

3. TAY CẦN

Tay cần (tonearm) là thanh đỡ, nơi chúng ta gắn kim (cartridge) lên. Tonearm gồm đối trọng (cục tạ counter weight), bộ phận anti-skating (chống trượt) và nhiều cơ chế di chuyển khác nhau: unipivot, gimbal, bearing. Chất liệu tonearm phổ biến thường là nhôm, đồng thau hoặc titanium nitride vì chúng rất nhẹ và chống cộng hưởng tốt, khi chơi nhạc bass nhiều và sâu không bị rung. Về sau này, những tay cần cao cấp còn được làm bằng sợi carbon, một số mâm đĩa còn trang bị riêng một cơ chế chống rung dành cho tay cần để đảm bảo các rung chấn từ mâm đĩa không thể truyền tới đầu kim. Các mâm đĩa than hi-end thậm chí còn được thiết kế để có thể sử dụng với 2 tay cần cùng lúc.

Tay cần bằng carbon của Pro-ject

4. KIM

Đây là bộ phận nhỏ nhất nhưng lại quan trọng bậc nhất trong mỗi mâm đĩa. Kim (cartridge) có nhiệm vụ ghi nhận dữ liệu âm thanh được lưu giữ trên rãnh ghi của đĩa than dưới dạng chuyển động cơ học, sau đó chuyển đổi nó thành tín hiệu điện để truyền tới phono & khuếch đại. Kim gồm 2 phần là stylus (đầu kim) và phần thân. Đầu kim thường được sử dụng các thành phần có độ cứng cực kỳ cao và thông thường là kim cương công nghiệp. Đầu kim cương thường thường được mài nhọn thành một điểm rất nhỏ, có một vài tiêu chuẩn đầu kim khác nhau như Nude, spherical, elliptical, Shibata…mỗi loại sẽ có độ nhọn cũng như điểm tiếp xúc vào rãnh đĩa khác nhau, loại càng nhọn, càng tiếp xúc nhiều thì càng đắt, điển hình là fine line và elliptical. Khi quét trên rãnh đĩa, chuyển động và cường độ di chuyển của đầu stylus là những gì được truyền tải thành các tần số và cường độ âm thanh. Stylus truyền động vào cantilever nhỏ và mảnh, đây là ống dẫn được đặt đầu kim stylus và cũng sẽ rung động theo đầu kim và truyền tải rung động đến bộ sinh tín hiệu bên trong thân cartridge.

Dựa vào cấu trúc bộ sinh tín hiệu (chuyển đổi giao động cơ học thành tín hiệu âm thanh (có bản chất là tín hiệu điện), người ta chia cartridge làm 2 nhóm chính là Moving Magnet (MM) và Moving Coil (MC), mặc dù cả hai đầu cartridge đều sử dụng nguyên tắc vật lý tái tạo dòng điện dựa trên chuyển động trong trường điện từ.

https://districtm.vn/tim-hieu-kim-mm-va-mc/
Bài viết phân biệt chi tiết giữa kim MC và kim MM

Giống như tên gọi thì Moving Magnet, thì phần nam châm của kim MM sẽ nằm ở cây cantilever di chuyển để tái tạo dòng điện trong khi đó hai phần coil trên cartridge sẽ được cố định.

Kim MM sẽ là mẫu kim thông dụng hơn cả, do có khả năng thay đổi Stylus và có độ bền cao hơn so với kim MC. Đồng thời, cường độ dòng điện cũng cao hơn so với MC, nên các kim MM có thể kết nối trực tiếp với Phono Stage. Tuy nhiên, do phía cuối thanh kim được gắn 2 nam châm nhỏ, nên tốc độ di chuyển của thanh kim ở MM sẽ không tinh tế bằng MC, mang đến chi tiết âm thanh không tĩnh bằng so với MC.

Ortofon 2M Red MM Cartridge – Đầu kim Rẻ – đẹp – bền dành cho người mới dùng

Ngược lại với kim MM, khi phân tích kim Moving Coil, phần đuôi của Cantilever sẽ mang một cuôn dây và phần nam châm sẽ là phần cố định. Khi Cantilever di chuyển, cuộn dây cũng sẽ chuyển động giữa nam châm, tạo ra tín hiệu.

Kim MC thông thường sẽ mắc tiền hơn so với kim MM do thường dùng loại kim cương có kích thước nhỏ hơn, chế tác cũng khó khăn hơn và cường độ dòng điện cũng nhỏ hơn. Vì thế, người dùng thường sẽ phải trang bị thêm một Step up Transformer (thiết bị tăng áp) hoặc một phono Preamp đặc biệt cho MC để tăng cường độ dòng điện phù hợp với Phono Stage.

Tuy nhiên, do có đầu kim nhỏ và cantilever mảnh, nên MC sẽ ít chịu cộng hưởng hơn nhiều. Đồng thời, do mang trọng lượng nhẹ hơn so với MM, cantilever của MC cũng sẽ di chuyển tinh tế và mượt mà hơn, phản hồi nhanh hơn với các đường rãnh trên đĩa. Từ đó, âm thanh được tái tạo lại sẽ trở nên sạch hơn, trong hơn và tĩnh hơn so với MM.

Ortofon Quintet Red – đầu kim MC phổ thông

5. PHONO

Phono hay còn gọi là phono stage/ phono pre-amp là một thiết bị tiền khuếch đại chuyên dụng để xử lý tín hiệu phono từ mâm đĩa than, có tác dụng khuếch đại tín hiệu âm thanh analog ở mức cực nhỏ được tạo ra bởi cartridge, lên mức tín hiệu đủ lớn (line level) để có thể khuếch đại bởi các ampli thông thường. Ngoài tác dụng khuếch đại, mạch phono stage còn có nhiện vụ hiệu đính, cân chỉnh đường đáp tuyến âm thanh, bù dải trầm để đạt được sự cân bằng & chính xác nhất có thể. Cơ chế này được quy định và quản lý bởi RIAA (Record Industry Association of America). Mỗi phono stage đều có một mạch RIAA EQ làm nhiệm vụ này. Phono stage cũng có nhiều dạng, nó có thể được thiết kế là một thiết bị rời, hoặc tích hợp sẵn trong mâm đĩa, tích hợp trong ampli.

Pro-Ject Audio Phono Box (DC) – Silver –Lựa chọn số 1 cho người mới

Vậy có nên chơi mâm đĩa than?

Qua một số kiến thức District M vừa chia sẻ, chắc hẳn bạn cũng đã có một vài ý tưởng cho bản thân, “nên hay không”, dòng này hay dòng kia”, “MM hay MC”,…

Nếu bạn đang tìm hiểu về bộ môn này, hoặc nếu bạn không phải là một tay chơi audiophile quá khó tính, hay đơn giản chỉ là bạn muốn vừa thưởng thức âm thanh analog một cách đơn thuần vừa trải nghiệm sự “sống chậm” do đầu đĩa than mang lại một cách đơn giản nhất, District M xin phép được giới thiệu đến một vài set hiện có của mình:

Pro-Ject Essential III – Walnut + loa Klipsch the Three Walnut
Audio Technica AT-LP60XBT + loa Marshall Stanmore II Black
Pro-Ject T1 Phono SB – Walnut + loa Marshall Woburn II
Pro-Ject Debut Carbon DC Esprit SB The Beatles 1964 + loa Stanmore II White + Pro-Ject Audio Phono Box (DC) – Silver
tu-dung-mam-than-M-cabinet

Bài viết có sự tham khảo từ: Stereo.vn

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm những mẫu mâm than sẵn có tại districtm.vn/mam-dia-than

Hệ Thống Pro-Ject Colourful Audio System Trong Không Gian Nhẹ Nhàng

Hệ thống âm thanh Pro-Ject Colourful Audio System với màu sắc Green Satin nổi bật [...]

Hệ Thống Âm Thanh Pro-Ject Colourful – Sự Kết Hợp Tuyệt Vời Cho Không Gian Chung Cư

Với thiết kế tối giản với công nghệ hiện đại, dễ dàng setup. Khách hàng [...]

Hệ thống âm thanh cho không gian phòng khách diện tích vừa

Hệ thống âm thanh này được thiết kế để tối ưu hóa trải nghiệm nghe [...]

Mellow Saigon – Không gian ấm cúng cùng với âm nhạc từ đĩa than

Mellow Saigon Cafe Bar nằm trong con hẻm yên tĩnh tại 152/1 Nguyễn Trọng Tuyển, [...]

Không Gian Nghe Nhạc Tinh Tế Và Ấn Tượng

Phòng nghe nhạc được District M giới thiệu dưới đây không chỉ là nơi để [...]

Dàn âm thanh Nghe Nhạc Rock Đỉnh Cao

Phòng nghe nhạc này được setup đặc biệt cho anh khách là tín đồ của [...]

Loa Kèn Fennessy Donut i5 Quicksand: Khi Âm Nhạc Kết Hợp Với Không Gian Hoàn Hảo

  Trong không gian nội thất hiện đại, sự kết hợp giữa công nghệ âm [...]

Không Gian Nghe Nhạc Tông Xanh Với Set Colorful Đến Từ Pro-Ject

Nếu bạn là một người yêu thích màu xanh và muốn tạo ra một không [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

District M xin chào, chúc bạn 1 ngày luôn vui!