Silart Station là 1 gallery tại Sài Gòn, được lập nên bởi họa sĩ Trần Trung Lĩnh. Anh là người đã đồng hành cùng với District M trong rất nhiều dự án âm nhạc và nghệ thuật. Điển hình như dự án Art’n’Share, với series tranh các nghệ sĩ nhạc Rock được bán đấu giá, gây quỹ từ thiện “Vì tụi nhỏ”. Gần đây nhất, triển lãm “Van Gogh in Saigon” của anh đã rất thành công và nhận được nhiều đón nhận tích cực.
Tại SiLart Station trưng bày rất nhiều tác phẩm độc đáo đến từ nhiều nghệ sĩ trẻ. Nơi đây còn diễn ra các buổi workshop thú vị về art hay craft dành cho người lớn và trẻ em. Hãy cùng District M khám phá SiLart Station thông qua 1 buổi trò chuyện cùng anh Trần Trung Lĩnh – Linh hồn của SiLart Station và cũng là một người anh thân thiết của District M.
- Trước tiên thì cái tên SiLart Station có nghĩa là gì vậy anh Lĩnh?
- Em theo dõi hành trình sáng tác của anh từ xưa tới giờ thì ấn tượng của em về phong cách của anh là Pop Art, với những chủ đề gai góc, thông điệp mạnh. Nhưng dạo gần đây thì em thấy có chút thay đổi. Điển hình thì hồi tháng 5 anh có triển lãm “Van Gogh in Sài Gòn” được công chúng, nhất là các bạn trẻ rất yêu thích. Vẫn là Pop-art, vẫn là Van Gogh, vẫn là Sài Gòn, nhưng anh đã tạo ra một cái nhìn khác. Có sự thay đổi trong góc nhìn hay các sáng tác của anh không anh Lĩnh?
- Theo em được biết thì series Van Gogh in Sài Gòn đã được sưu tầm đến 80% đúng không anh?
- Ngoài không gian về tranh thì Silart còn tổ chức những buổi workshop vẽ tranh và làm đồ thủ công. Workshop ở đây có gì đặc biệt không anh?
- Ngoài tranh của anh, ở Silart Station còn có tranh của những họa sĩ khác?
Trước tiên thì cái tên SiLart Station có nghĩa là gì vậy anh Lĩnh?
Thật ra đây là một cái tên do vợ anh đặt, “SiLart” là hướng đến một dòng chảy mềm mại của nghệ thuật. Còn Station nghĩa là “Trạm”, đó là nơi những dòng chảy khác có thể giao thoa ở đây, và mọi người có thể ghé đến như 1 cái trạm dừng chân. Trạm dừng chân để nghỉ ngơi đầu óc, có thể tìm sự thư giãn cho bản thân qua việc ngắm tranh, hay tự mình vẽ tranh. Bên cạnh nghệ thuật mình còn có thể hàn gắn bất cứ thứ gì mình muốn. Đó chính là cái nhiệm vụ của chữ Station ở trong Silart Station.
Em theo dõi hành trình sáng tác của anh từ xưa tới giờ thì ấn tượng của em về phong cách của anh là Pop Art, với những chủ đề gai góc, thông điệp mạnh. Nhưng dạo gần đây thì em thấy có chút thay đổi. Điển hình thì hồi tháng 5 anh có triển lãm “Van Gogh in Sài Gòn” được công chúng, nhất là các bạn trẻ rất yêu thích. Vẫn là Pop-art, vẫn là Van Gogh, vẫn là Sài Gòn, nhưng anh đã tạo ra một cái nhìn khác. Có sự thay đổi trong góc nhìn hay các sáng tác của anh không anh Lĩnh?
Trước khi hình thành Silart Station thì mình là một họa sĩ tự do, những bức tranh của mình mang tính phục vụ cho cá nhân nhiều. Sau đó, khi mở ra SiLart Station này, nó mang một nhiệm vụ mới. Và chính cái nhiệm vụ mới của SiLart Station khiến cho bản thân mình cũng bắt đầu thay đổi, chuyển mình và dung hòa với dòng chảy mới của nghệ thuật, cũng như những sự quan tâm mới của khán giả – những người xem tranh hay những người quan tâm đến SiLart Station. Đó chính là mấu chốt thay đổi mình.
Em thấy sự thay đổi này rất tốt. Mọi người có thể dễ dàng tiếp cận với anh hơn. Các bạn trẻ cũng có một nơi để hàng tuần ghé coi triển lãm hoặc tham gia workshop ở đây.
Theo em được biết thì series Van Gogh in Sài Gòn đã được sưu tầm đến 80% đúng không anh?
Thú thật, từ xưa đến giờ cũng ít có khi nào mình làm được triển lãm mà nó thu hút được quá đông sự quan tâm của các bạn, nhất là giới trẻ. Điều đó khiến cho mình có cảm giác là con đường mà mình và SiLart Station đang đi đúng. Mình muốn nhắm đến các bạn trẻ nhiều hơn, vì đó là thế hệ tiếp nối, là bộ mặt mới của xã hội. Từ đó mình thấy đừng nên tách rời với cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ. Mình nên làm những điều gì, mình vẽ tranh gì, mình làm triển lãm gì mà nó phục vụ một cộng đồng lớn hơn, thì ở đây cộng đồng lớn hơn chắc chắn là các bạn trẻ.
Ngoài không gian về tranh thì Silart còn tổ chức những buổi workshop vẽ tranh và làm đồ thủ công. Workshop ở đây có gì đặc biệt không anh?
Workshop ở thành phố này mình nghĩ chắc có cả ngàn cái, mỗi cái tất nhiên là khác nhau. Đối với workshop ở Silart Station thì anh chỉ mượn từ workshop thôi, thực tế là mọi người đến để tự thể hiện bản thân mình, tự do sáng tạo. Bất kể mình tư duy vấn đề như thế nào, mọi người đến đây sẽ có những người hỗ trợ, của thầy, của các bạn học viên. Và sau mỗi một workshop, mọi người sẽ có sự kết nối lẫn nhau, giữa những bạn tham gia workshop. Điều này nó gần như là một cách tạo ra cộng đồng nhiều hơn là dạy và học. Có những bạn học viên thực sự có khả năng về hội họa và có thể học những lớp chuyên sâu nữa. Nhưng điều mình muốn mọi người nhận được là sự tự do sáng tạo và quan trọng nhất là các bạn phải thể hiện được bản thân, chứ không phải là cái sản phẩm mình có sau cái lớp workshop đó là gì.
Và khi mà mình muốn mọi người khai phá được bản thân thì mình phải đứng đó, bên cạnh người ta và mình nhìn cái bản thể của họ muốn gì. Đó là cái cách mà Silart Station làm việc. Kể cả khi có những người khách đến xem tranh và mua tranh mình cũng không bao giờ nói “à bạn nên mua bức tranh này hay à bạn nên mua bức tranh kia”. Tất cả mọi người đều là những bản thể rất là đặc biệt, nên là mình cứ làm bất cứ thứ gì mà mình khiến cho cái bản thể của họ được thể hiện ra, thì đó là cái anh nghĩ là mình sẽ đặt một chân vô sự thành công cho cái công việc của mình.
Ngoài tranh của anh, ở Silart Station còn có tranh của những họa sĩ khác?
Đúng rồi, bởi vì Silart Station mở ra là một không gian để làm triển lãm dành cho các bạn trẻ họa sĩ, cho các đồng nghiệp của của anh, cho tất cả mọi người mà làm được nghệ thuật và muốn đem đến cho khán giả, thì đây sẽ là nơi thực hiện cái sứ mệnh đó.
Mình muốn ở Silart Station phải treo đầy tranh của các bạn trẻ chứ không phải là tranh của Trần Trung lĩnh. Những bạn họa sĩ nếu mà không có điều kiện nhiều, chưa có đủ tiềm lực, chưa đủ tự tin thì Silart Station sẽ hỗ trợ.
Những dự định sắp tới của anh dành cho Silart Station?
Sắp tới đây gần nhất sẽ là một cái triển lãm nhóm sau khi mà anh làm cái triển lãm cá nhân rồi thì bây giờ anh anh chọn 2 cái người bạn cũng chơi rất là thân và cũng là những người có sức ảnh hưởng cũng khá khá khá lớn thì cả 3 sẽ là một cái triển lãm nó hơi đặc biệt tí xíu thì sắp tới thì khi mà mọi mọi thứ đã lên kế hoạch kĩ thì mọi người sẽ biết về cái triển lãm này.
Và ở không gian này, anh nghĩ sao nếu em mang âm nhạc qua đây và anh em mình có một cái sự kết nối giữa District M và Silart Station?
Tại sao không? Giữa District M và Silart Station đã từng hợp tác qua vài project nho nhỏ, nhưng chưa có đủ độ phê, mình chưa có một cú bắt tay nào chặt hơn một tí. Mong muốn của anh trong tương lai, nếu như District M và Silart Station cùng làm một cái dự án gì đó thì anh sẽ rất cảm thấy rất là phấn khích.
Cảm ơn anh Lĩnh đã luôn đồng hành cùng District M, cũng như những chia sẻ của mình. Chúc anh và SiLart Station luôn phát triển và luôn mang lại những nét cọ thật đẹp để tô điểm cho cuộc sống của chúng ta. Sắp tới, District M và Silart Station lại tiếp tục bắt tay cho những dự án mới. Các bạn hãy đón chờ nhé.
Các bạn có thể xem trọn vẹn hình ảnh của buổi nói chuyện tại đây: SiLart Station
SiLart Station: 139 Đinh Bộ Lĩnh Phường 26, Quận Bình Thạnh, Ho Chi Minh City, Vietnam