Ngắm! Bấm chụp! Có ảnh ngay tức thì để gửi tặng, chia sẻ! Có lẽ bạn nghĩ ngay đến một chiếc smartphone nhỉ. Dĩ nhiên là chúng ta đã quá quen với việc này – chụp ảnh ăn ngay của thế giới camera-smartphone. Nhưng, cái gì nhanh có thì cũng nhanh lạc trôi. Hàng triệu hàng ngàn bức ảnh thường trôi lạc đâu đó trong bộ nhớ điện thoại, lắm khi tìm mãi không ra. Vậy mà, từ rất lâu rồi, cái khái niệm “chụp ảnh lấy liền”, “chụp ảnh ăn ngay”, “chụp xong tặng liền”… có từ khi chưa có smartphone. Nó lại cho người chụp ảnh, yêu ảnh có thể “nắm giữ” chính khoảnh khắc của mình trong lòng bàn tay bằng xương thịt họ.
Khi loại phim chụp lấy liền ra đời thì nó đã làm nên một cuộc cách mạng cho nhiếp ảnh thế giới. Film chụp lấy liền được giới thiệu lần đầu tiên vào cuối những năm 1940, và điề đó mang tính cách mạng đến mức nó đã biến đổi phương tiện nhiếp ảnh thành những thứ ta có thể thấy ngày nay. Khi mà bạn chưa học áp dụng kỹ thuật tráng rọi ảnh, nhiều người trong chúng ta vẫn thích áp dụng các bộ lọc để làm cho bức ảnh số của chúng ta trông như có hạt nhiễu, như thể có hiệu ứng mờ viền vignettes, hoặc có vệt lọt sáng cháy phim. Trên thực tế, thậm chí có một số ứng dụng cho phép bạn đưa khung hình giả, phong cách Polaroid để bao xung quanh ảnh của bạn. Mặc dù có các đặc điểm thẩm mỹ dễ phỏng theo, nhưng chúng ta rất cần hiểu nhiếp ảnh Polaroid được sinh ra như thế nào.
Lịch sử Polaroid
Tập đoàn Polaroid được thành lập bởi nhà khoa học người Mỹ Edwin H. Land vào năm 1937, nhưng nó không được biết đến như một nhà tiên phong của nhiếp ảnh ăn liền (như ngày nay). Polaroid đã sử dụng công nghệ phân cực (bộ lọc quang học) để tạo ra nhiều loại sản phẩm mang tính giải trí, bao gồm phim 3-D và kính bảo hộ chống lóa cho chó. Trong Thế Chiến thứ hai, công ty sáng tạo tiên phong đã thiết kế và sản xuất nhiều sản phẩm cho các dịch vụ vũ trang, bao gồm thiết bị quan sát ban đêm hồng ngoại và bộ lọc màu cho máy đo tầm xa và kính tiềm vọng, là vật thể cho phép bạn nhìn qua tường, góc khuất hoặc các chướng ngại vật khác.
Sự Ra Đời Của Nhiếp Ảnh Polaroid
rong một chuyến đi nghỉ cùng gia đình vào năm 1944, bé gái ba tuổi của Land đã hỏi ông tại sao bé không thể nhìn thấy bức ảnh ông vừa chụp trên máy ảnh của mình. Trong cùng một ngày, nhà phát minh tài ba tuyên bố ông đã hoàn thành phần thiết kế máy ảnh, bộ phim và những công thức hóa học cần có để thực hiện mong ước của con gái ông. Sau đó 3 năm nữa, cuối cùng ông đã nhận ra tầm nhìn của mình và lần đầu tiên giới thiệu máy ảnh film ăn liền cho công chúng.
Phát minh của Land đã đánh dấu một cột mốc quá lớn trong lịch sử nhiếp ảnh, vì nó đã biến quá trình dài lê thê truyền thống của phương tiện chụp hình thành một thứ chỉ mất vài phút. Vào năm 1948, máy ảnh Polaroid Land Model 95 đã ra đời, đưa công nghệ thú vị này đến tay người tiêu dùng. Mô hình nguyên thủy có hai cuộn film âm bản và dương bản riêng biệt, cho phép hình ảnh được tạo thành bên trong máy ảnh. Polaroid ban đầu chỉ sản xuất 60 bản Camera Land, nhưng công ty đã đánh giá thấp nhu cầu của thị trường, tất cả sản phẩm và film được bán hết trong một ngày.
Mặc dù Polaroid đã trở nên rất phổ biến trong suốt nửa cuối thế kỷ 20, công ty đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản liên bang vào năm 2001. Nghệ thuật chụp ảnh ăn liền có vẻ như đã hết hạn; và vào năm 2008, công ty đã chính thức tuyên bố rằng họ sẽ ngừng sản xuất các sản phẩm film analog của họ. Fujifilm chiếm lĩnh thị trường, để lại nhiều người hâm mộ Polaroid trong tiếc nuối và thất vọng.
Tuy nhiên, sự kỳ diệu của “nhiếp ảnh ăn liền” đã được tái sinh nhờ một nỗ lực hồi sinh mang tên Dự án bất khả thi. Vào năm 2008, một nhóm nhỏ người hâm mộ nhiếp ảnh ăn liền đã cứu nhà máy Polaroid cuối cùng còn lại trên thế giới, nằm ở Hà Lan. Làm sống lại bộ film ăn liền Polaroid nói thì dễ mà làm thì khó. Các máy móc của nhà máy đã bị hỏng, các công thức hóa học bị mất, và các nhà cung cấp nguyên liệu đã ngừng hoạt động. Nhưng theo thời gian, nhóm nghiên cứu đã biến điều không thể thành có thể và phát hành một loạt film đen trắng thú vị.
Giám đốc thương hiệu Polaroid Ozlem Birkalan tiết lộ, “Kể từ đó, chúng tôi là người duy nhất làm phim cho máy ảnh Polaroid – cả máy ảnh Polaroid cổ điển và máy ảnh mới mà chúng tôi đã thiết kế”.
Polaroid giờ đây đã trở thành biểu tượng của việc ghi lại những khoảnh khắc bạn có thể giữ bên mình mãi mãi. “Việc tái định vị này là để làm cho tất cả người hâm mộ, nhà bán lẻ và đối tác hiểu rõ rằng chúng tôi là một thương hiệu”, theo lời của Birkalan, “với một cái tên đại diện cho tính biểu tượng của công ty mà mọi người biết đến và yêu thích trong suốt 9 thập kỷ qua, trong khi vẫn luôn hướng đến tương lai”.
Mặc dù Polaroid đã trở nên rất phổ biến trong suốt nửa cuối thế kỷ 20, công ty đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản liên bang vào năm 2001. Nghệ thuật chụp ảnh ăn liền có vẻ như đã hết hạn; và vào năm 2008, công ty đã chính thức tuyên bố rằng họ sẽ ngừng sản xuất các sản phẩm film analog của họ. Fujifilm chiếm lĩnh thị trường, để lại nhiều người hâm mộ Polaroid trong tiếc nuối và thất vọng.
Tuy nhiên, sự kỳ diệu của “nhiếp ảnh ăn liền” đã được tái sinh nhờ một nỗ lực hồi sinh mang tên Dự án bất khả thi. Vào năm 2008, một nhóm nhỏ người hâm mộ nhiếp ảnh ăn liền đã cứu nhà máy Polaroid cuối cùng còn lại trên thế giới, nằm ở Hà Lan. Làm sống lại bộ film ăn liền Polaroid nói thì dễ mà làm thì khó. Các máy móc của nhà máy đã bị hỏng, các công thức hóa học bị mất, và các nhà cung cấp nguyên liệu đã ngừng hoạt động. Nhưng theo thời gian, nhóm nghiên cứu đã biến điều không thể thành có thể và phát hành một loạt film đen trắng thú vị.
Giám đốc thương hiệu Polaroid Ozlem Birkalan tiết lộ, “Kể từ đó, chúng tôi là người duy nhất làm phim cho máy ảnh Polaroid – cả máy ảnh Polaroid cổ điển và máy ảnh mới mà chúng tôi đã thiết kế”.
Polaroid giờ đây đã trở thành biểu tượng của việc ghi lại những khoảnh khắc bạn có thể giữ bên mình mãi mãi. “Việc tái định vị này là để làm cho tất cả người hâm mộ, nhà bán lẻ và đối tác hiểu rõ rằng chúng tôi là một thương hiệu”, theo lời của Birkalan, “với một cái tên đại diện cho tính biểu tượng của công ty mà mọi người biết đến và yêu thích trong suốt 9 thập kỷ qua, trong khi vẫn luôn hướng đến tương lai”.